UBND xã Thanh Lâm ban hành chương trình công tác Tư pháp năm 2024
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ THANH LÂM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc |
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /3/2024 của Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm)
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra theo của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Dự báo tình hình trong tỉnh, trong huyện có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó trên cơ sở bám sát và tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 450/NQ-HĐN ngày 14/12/2023 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Chương trình Công tác Tư pháp tỉnh Thanh Hóa năm 2024. Để đảm bảo triển khai thực hiện thắng lợi Kế hoạch hành động của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện, Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã tạo nền tảng vững chắc cho thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm ban hành Chương trình công tác Tư pháp năm 2024 với những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2024
1. Công tác chỉ đạo điều hành.
Tiếp tục chỉ đạo công tác tư pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Huyện ủy Như Xuân số 13-NQ/HU ngày 08/12/2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 18/12/2023 của Hội đồng nhân dân huyện về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Kế hoạch hành động của UBND huyện Như Xuân ban hành kèm theo Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 02/01/2024 Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2024. Nghị quyết của Đảng ủy xã về phương hướng nhiệm vụ năm 2024; Nghị quyết của HĐND xã về phát triển kinh tế, An ninh Quốc phòng năm 2024. Chú trọng công tác tổ chức thi hành pháp luật, các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh về cơ chế, chính sách phát triển kinh kế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ...
Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; tiếp tục đổi mới, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Thực hiện các giải pháp thực hiện hiệu quả chương trình công tác Tư pháp năm 2024. Tăng cường công tác phối hợp giữa công tác Tư pháp và các công tác khác trên hệ thống chính trị của xã. Điều hành công tác Tư pháp kịp thời có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong hoạt động, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác năm 2024.
2. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.
Bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác thẩm định, tham gia ý kiến văn bản; trong đó chú trọng tới tính hợp pháp, tính khả thi và tính thống nhất của văn bản do xã ban hành; kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính, thẩm quyền ban hành trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Theo dõi việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND huyện theo quy định tại các văn bản Luật bảo đảm đúng thời gian quy định.
3. Công tác theo dõi thi hành pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính
Tiếp tục chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật; tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các luật được ban hành để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Rà soát, đánh giá việc tổ chức thi hành pháp luật nhằm kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống của nhân dân, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 211-KH/TU ngày 12/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; nhất là trách nhiệm được giao trong công tác PBGDPL theo hướng gắn kết giữa PBGDPL và xây dựng, thi hành pháp luật, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chú trọng PBGDPL cho đối tượng đặc thù.
Tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức PBGDPL. Về nội dung, chú trọng thực hiện truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Về hình thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL. Tham mưu tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam có hiệu quả, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương để lan toả tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, đưa thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực trong ứng xử của các chủ thể trong xã hội.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tập trung củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên; nâng cao chất lượng công tác hoà giải ở cơ sở nhằm giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
5. Công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi
Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ số hóa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết TTHC trong lĩnh vực trên môi trường điện tử phù hợp chủ trương chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024; tiếp tục triển khai Đề án Thí điểm liên thông dữ liệu cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử trên môi trường điện tử.
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành; Công ước La Hay số 33; các nhiệm vụ có liên quan đến công tác nuôi con nuôi được xác định tại Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030.
6. Công tác bổ trợ tƣ pháp, trợ giúp pháp lý
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực công chứng, đấu giá tài sản; nâng cao trách nhiệm tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản.
Tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành trong thực hiện Trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng được Trợ giúp pháp lý; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Trợ giúp pháp lý.
7. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
Đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của ngành; nâng cấp, triển khai và duy trì các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng chuyên ngành.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành Tư pháp; Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, tập trung vào việc chuyển đổi số ở các lĩnh vực công chứng, chứng thực, hồ sơ dữ liệu hộ tịch.
II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hiệu lực, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác cải cách hành chính; thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch công tác, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng công tác Tư pháp.
3. Chú trọng đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Tư pháp; thực hiện đồng bộ, có hệ thống các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư pháp.
4. Nâng cao công tác phối hợp giữa công tác Tư pháp với các công tác khác, kịp thời báo cáo, tham mưu các giải pháp đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ngành Tư pháp.
5. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khi có sai phạm; đồng thời, kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân nỗ lực đạt kết quả cao, sáng tạo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Đẩy mạnh công tác truyền thông về các hoạt động của ngành Tư pháp và truyền thông chính sách; kịp thời chia sẻ cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ tịch UBND xã giao trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các cá nhân, đơn vị có liên quan cụ thể như sau:
Công chức Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo và kiến nghị Chủ tịch UBND xã các biện pháp cần thiết bảo đảm thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.
Các công chức chuyên môn, các Phó chủ tịch UBND xã, các đơn vị có liên quan căn cứ tình hình thực tế và nội dung Chương trình này xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đảng ủy xã Thanh Lâm tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
- Xã Thanh Lâm tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thành lập xã
- Xã Thanh Lâm tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ nhân dịp kỷ niêm 77 năm ngày thương binh liệt sỹ.
- BTV huyện ủy đến xã Thanh lâm thăm, tặng quà người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024)
- Đảng ủy xã Thanh Lâm tổ chức Sơ kết 4 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập xã Thanh Lâm ( 04/9/1964-04/9/2024)
- Đoàn xã Thanh lâm khai mạc lớp cảm tình đoàn 2024
- UBND xã Thanh Lâm ban hành chương trình công tác Tư pháp năm 2024
- Ban Chỉ đạo an ninh trật tự xã Thanh Lâm tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc
- Xã Thanh Lâm tăng cường công tác phòng chống rét đậm, rét hại cho vật nuôi
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289